Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Bình tâm nhưng luôn cảnh giác

Đã hơn 30 năm đã qua, đây là thời điểm mà tôi có những nhìn nhận một Thế giới, một đất nước đang có nhiều biến động, một trực giác cho thấy sẽ có một sự bùng nổ và thay đổi lớn. Tôi là một công dân Việt Nam, một người yêu nước, một người yêu dân tộc mình và là người đam mê làm kinh tế, tôi không quan tâm nhiều lắm đến các vấn đề chính trị, đảng phái nhưng những sự kiện vừa qua không thể khiến chúng ta “bình tâm như vại”, có lẽ người dân VN đã được làm kinh doanh trong một môi trường mà ít ai quan tâm đến yếu tố vĩ mô “chính trị” bởi ai cũng biết chúng ta cần biết nó để thích nghi để có những sách lược phù hợp. Yếu tố vĩ mô này có thể thay đổi hoàn toàn cục diện kinh doanh của bất kỳ một Tập đoàn lớn nào chứ đừng nói đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, nó có thể đảo lộn từ thành công sang trắng tay, từ không thành gia sản đồ sộ chỉ trong vòng một đêm.

Chỉ trong vòng một năm qua, có những sự kiện trong nước và thế giới đã khiến người dân vô cùng quan tâm, quan tâm hơn cả những sự kiện lớn trong nước như: bầu cử Quốc hội, bầu cử lãnh đạo đất nước. Chắc ai cũng biết đó là những sự kiện gì? Việc gây ô nhiễm môi trường của Formosa, việc khách Trung Quốc gây náo loạn tại Việt Nam, việc 2 máy bay quân sự Việt Nam bị sự cố … Còn Thế giới thì sao? Việc đảo chính bất thành của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, việc tòa án bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc và một sự kiện khiến tôi kinh hoàng nhất đó là việc Trung Quốc phá hủy “nền văn hóa lớn của Thế Giới” ở Tây Tạng. Chúng ta hãy xâu kim tất cả những sự kiện có liên quan đến Trung Quốc, một nền kinh tế phát triển nhanh chóng nhưng thiếu sự bền vững này. Một nền kinh tế chạy theo sản lượng, số lượng, giá rẻ và bất chất mọi đạo đức kinh doanh, không phải ngẫu nhiên mà các Tập đoàn kinh tế lớn Thế giới lần lượt rời bỏ sự đầu tư ở Trung Quốc. Và dường như Trung Quốc đang thực hiện chính sách mị dân với việc nhồi nhét “tinh thần dân tộc cực đoan” đối với người dân của họ, cắt mọi liên lạc với Thế giới bên ngoài với việc chặn Internet, kiểm soát nội dung Internet một cách chặt chẽ, xây dựng các mạng xã hội riêng và cấm sử dụng Facebook…
Những doanh nhân Việt Nam, đại đa số đều có mối quan hệ kinh doanh với các đối tác Trung Quốc và thậm chí phụ thuộc vào họ rất nhiều, rõ ràng họ đang có một chiến lược dài hạn đối với đất nước chúng ta và chắc hẳn không phải là một ý đồ tốt. Họ đưa hàng giá rẻ và độc hại để phân phối cho người tiêu dùng, và chính những người làm thương nhân trong nước đã tiếp tay cho họ. Và một ngày nào đó chính con cháu chúng ta là người lãnh hậu quả, số phận quốc gia sẽ như thế nào nếu không thoát ra sự kìm kẹp của họ.

Ngẫm lại và so sánh với những tỷ phú khác trên Thế giới như những tỷ phú Bill Gate, Mark Zuckerber, Warren Buffett… bạn sẽ nhận thấy họ là những người thành tâm và nhân hậu, họ lúc nào cũng nhiệt huyết làm giàu, họ hăng say làm việc không phải vì đam mê của cải mà bởi một sự đam mê, một khao khát tốt đẹp, bạn có thể cảm nhận sự nhân hậu của họ khi họ phát biểu, nói chuyện và những việc họ làm. Trái với những tỷ phú ở Trung Quốc, đa số đều giàu lên từ bất động sản và có một sự tiếp tay không nhỏ từ những người cầm quyền… một triết lý làm giàu ích kỷ và bạn sẽ thấy rõ điều đó qua cách sống xa xỉ của gia đình họ.

Đã đến lúc những doanh nhân Việt chúng ta cần bình tâm, vững tin hơn nữa, hãy tiếp tục hành động, sáng tạo một sản phẩm, dịch vụ khác biệt và có giá trị với người tiêu dùng, đừng học theo cách kinh doanh người Trung Quốc, làm hàng giá rẻ, sản xuất tràn lan để rồi sau đó phải đối mặt với tình trạng dư thừa hàng hóa, cạnh tranh về giá. Tôi chia sẻ điều này không phải vì sự “kích động tinh thần dân tộc” mà tôi muốn chúng ta hành động vì tương lai của con em chúng ta vì một xã hội tốt đẹp hơn, chúng ta cần có nghĩa vụ và trách nhiệm lớn hơn khi chúng ta là những doanh nhân Việt. Chúng ta cần đoàn kết, vững tâm và hãy cảnh giác với những đối tác đến từ Trung Quốc, đừng vì cái lợi trước mắt mà làm hại người tiêu dùng, tiếp tay phân phối và sản xuất những mặt hàng kém chất lượng và độc hại cho người Việt. Hãy để Thế giới biết rằng người Việt chúng ta luôn khao khát, sáng tạo và chân thành.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Thêm một nghịch lý của ngành thời trang Việt Nam

Mặc dù chỉ với hơn một năm tham gia kinh doanh ở lĩnh vực thời trang áo thun cao cấp . Nhưng đến lúc này tôi đã có nhiều trải nghiệm về nó một cách sâu sắc, một lĩnh vực kinh doanh cho thấy một sự cạnh tranh gay gắt, nhưng sự cạnh tranh đó không xuất phát từ việc cạnh tranh thương hiệu nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm mới mà là một sự cạnh tranh mang tính "hơn thua" nhiều hơn giữa nội bộ các doanh nghiệp, xưởng may, hộ gia đình tham gia chuỗi giá trị thời trang. Và tôi cho rằng đây là một bất lợi đối với ngành thời trang Việt Nam khi cạnh tranh với thương hiệu nước ngoài.

Tôi tin rằng những ai từng khởi nghiệp ở lĩnh vực kinh doanh này sẽ trải qua rất nhiều sự khó khăn, cảm giác chua chát, cay đắng thậm chí là tủi nhục. Và tôi là một người trong số đó, việc khởi nghiệp với số vốn ít ỏi khiến tôi không thể chủ động được nguồn nguyên liệu, chất lượng may ... đã khiến nhiều đơn hàng của tôi bị complain thậm chí bị phạt. Nhưng chính sự complain của khách hàng, thái độ "thờ ơ" của đối tác mà tôi cảm nhận được một phần nào bản chất của ngành kinh doanh này. Một điều mà tôi nhận thấy rằng để thành công trong ngành này, đòi hỏi người khởi nghiệp phải thật sự đam mê, khát vọng, bền bỉ, tỉ mỉ và khả năng sinh tồn vô cùng lớn.
Vẫn biết mình không có nhiều lợi thế cạnh tranh, nhưng tôi vẫn quyết tâm làm ra những chiếc áo thun chất lượng nhất dành cho người Việt chúng ta. Nhưng thực sự để làm được điều đó tôi cần làm chủ được nguồn nguyên liệu, thiết kế, may, in ấn, phân phối và xây dựng được một hình ảnh thương hiệu giàu cảm xúc đối với người tiêu dùng. Một trong những mấu chốt ảnh hưởng đến chất lượng áo thun là "chất lượng đối tác", tôi có thể khẳng định một điều bất cứ ai kinh doanh ngành thời trang cũng cần có đối tác, không ai có đủ nguồn lực để thực hiện tất cả các khâu từ A - Z. 
Và đây thực sự là một nghịch lý đối với ngành may mặc và thời trang Việt Nam. Thay vì chúng ta có thể kết hợp, liên kết để gia tăng nguồn lực, sức mạnh của nhau thì chính chúng ta lại tự làm hại nhau chứ đừng nói đến việc "anh lớn giúp anh bé", "2 anh bé kết hợp thành anh lớn" hoặc "anh A giúp anh B để cung cấp hàng cho khách C" ... Tôi không phủ nhận sự cạnh tranh trong kinh doanh, nhưng sự cạnh tranh này vô tình đã làm cho những doanh nghiệp nhỏ đã khó khăn lại càng thêm khó khăn chồng chất. Và có lẽ chỉ với những doanh nghiệp nhỏ hoặc mới khởi nghiệp mới thấm thía được điều này, đối tác lớn thì "ngó lơ" khi các doanh nghiệp nhỏ đề xuất hợp tác, đối tác vừa và nhỏ thì sợ người khác "qua mặt" mình, nếu có nhận lời thì chỉ khi mình đang cần hàng sản xuất hoặc nhận lời hợp tác mà không cần quan tâm đến 2 "chữ tín".
Thực ra tình trạng trên không phải xuất hiện ở tất cả các doanh nghiệp làm thời trang, bản thân tôi cũng may mắn gặp rất nhiều những Anh Chị làm cùng nghề luôn sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm của mình. Tôi có niềm tin mạnh mẽ rằng, đứng trước thách thức và cơ hội mới, các doanh nghiệp may mặc và thời trang Việt Nam sẽ phải thay đổi tư duy, cách làm và đặc biệt sẽ gắn kết hơn nữa để cùng nhau tạo nên một sức mạnh tổng hợp cho ngành thời trang Việt Nam, một ngành mà chúng ta luôn luôn có nhiều lợi thế.
Riêng bản thân tôi, công ty FORLYBRAND luôn chào đón sự đầu tư, hợp tác và liên kết với các bạn trong cùng ngành thời trang với một thái độ chân tình và chuyên nghiệp. Chúng ta sẽ cùng nhau hướng đến một quan hệ hợp tác bền bỉ dù bạn là công ty lớn hay chỉ là một cá nhân đam mê kinh doanh thời trang đặc biệt đối với các sản phẩm áo thun cao cấp.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Làm sao để huy động vốn khởi nghiệp kinh doanh

Tôi cũng giống như bao bạn trẻ khác, là những người luôn khao khát để làm một cái gì đó cho xã hội, cho gia đình của mình. Trước khi khởi nghiệp, tôi đã trải qua một thời gian dài suy nghĩ mà chưa dám hành động vì 1 chữ "sợ", sợ thất bại, sợ người ta chê cười, sợ những khoản chi phí hàng tháng của gia đình và các con... Nhưng cuối cùng tôi đã quyết định xin nghỉ việc và làm những điều mình thích, có thể nói rằng mặc dù thu nhập không như trước, khó khăn vô vàn nhưng tôi cảm thấy thật sự hạnh phúc và tự hào với những gì mình đã làm.

Trải qua một thời gian một năm khởi nghiệp ở lĩnh vực thời trang áo thun cao cấp, công ty của chúng tôi vẫn tồn tại và phát triển mặc dù có rất nhiều điều khó khăn. Khó khăn đầu tiên vẫn là bài toán về vốn, chúng tôi có những ý tưởng kinh doanh, có kế hoạch nhưng vẫn không thể triển khai tốt bởi vì thiếu vốn. Tôi đã lường trước được điều này nên ngay từ đầu tôi đã thành lập công ty dưới hình thức cổ phần. Tôi cứ nghĩ rằng sau khi thành lập mình sẽ kêu gọi được nhiều người tham gia, nhưng đến nay công ty chỉ có 3 cổ đông duy nhất đó là tôi, vợ tôi và một cổ đông khác nhưng số vốn của 3 người cộng lại cũng chẳng đáng là bao.
Việc tìm kiếm nhà đầu tư đối với tôi lúc này cũng giống như việc tìm kiếm khách hàng, tôi liên tục gọi điện cho bạn bè, những đại gia và thậm chí cả những cô cậu quý tử nhà giàu... nhưng cuối cùng tôi chỉ nhận được một lời hứa hẹn thậm chí còn được nghe những lời cay đắng. Còn vay ngân hàng thì sao? càng khó hơn bạn ah, họ có thể có một lãi suất tốt cho bạn nhưng công ty bạn không có tài sản cố định có giá trị lớn thì cũng chỉ nhận được cái lắc đầu, còn không thì bạn phải có người thân bảo lãnh cho mình... Nhưng bạn đã biết rồi đấy, việc kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro làm sao bạn lỡ để mối hiểm nguy ấy cho người thân của mình. Còn các quỹ khởi nghiệp của thành phố ư? đó cũng là một giải pháp nhưng để tiếp cận được đã khó huống chi việc chấp nhận hay không đó là một chuyện.
Những bạn từng khởi nghiệp chắc chắn sẽ gặp tình huống khó khăn như trên trừ khi những bạn có sẵn một nguồn tài chính mạnh từ gia đình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến những người làm kinh doanh nản lòng và sớm buông xuôi. Nhưng tôi tin rằng một ngày nào đó tôi sẽ tìm được thêm nhiều bạn đồng hành, thêm nhiều nhà đầu tư có cùng chí hướng với mình. Tôi vẫn chạy, vẫn gọi điện cho khách hàng, đối tác, vẫn cùng nhân viên làm việc hăng say và vẫn mời người đầu tư tham gia góp vốn dù kết quả chỉ nhận được là những lời từ chối nhẹ nhàng hay những lời cay đắng ... nhưng tôi tin rồi một ngày nào đó tôi sẽ gặp được những nhà đầu tư có tâm và họ sẽ giúp chúng tôi thành công, để rồi chúng tôi lại tiếp tục đầu tư cho những thế hệ tiếp theo, tôi luôn tự nhủ rằng chính tôi phải có trách nhiệm thành lập được một quỹ đầu tư đủ mạnh để giúp đỡ những người khởi nghiệp giống như tôi bây giờ.
Hãy đồng hành và tham gia cùng chúng tôi nhằm góp phần xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
forly - một sản phẩm áo thun cao cấp của công ty FORLYBRAND