Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Thị phần các công ty du lịch hàng đầu việt nam

Tổng quan thị trường du lịch Việt Nam
Ngành du lịch Việt Nam đang được Nhà nước và chính phủ quan tâm với tham vọng đưa ngành Du lịch trở thành nên kinh tế mũi nhọn của Quốc gia. Chúng ta không thể phủ nhận rằng tiềm năng du lịch của Việt Nam vô cùng lớn nhưng đến nay việc khai thác đưa vào kinh doanh chưa thực sự xứng tầm với tiềm năng của nó. Ngành du lịch Việt Nam đang yếu thế hơn nhiều so với các nước láng giềng như Thái Lan, Campuchia và Malaysia. Sự yếu kém ấy nó đến từ nhiều nguyên nhân: chính sách vĩ mô, luật, cơ sở hạ tầng, văn hóa quốc gia hay địa phương, nguồn lực du lịch … Vấn đề này luôn là một đề tài muôn thuở mà nhiều chuyên gia đã phân tích và lên tiếng.
Bỏ qua các yếu tố vĩ mô xa xôi ấy, chúng ta sẽ bàn luận một khía cạnh của yếu tố vi mô ngành du lịch đó là vấn đề cạnh tranh và thị phần du lịch Việt Nam hiện nay như thế nào để qua đó mỗi công ty du lịch sẽ nhìn nhận mình đang ở vị trí nào để tìm ra cho mình một hướng đi cụ thể trong một môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt của thị trường du lịch hiện nay.
Đến thời điểm này, tôi có thể khẳng định “thời ăn nên làm ra” của các công ty du lịch đã không còn dễ dàng như xưa nữa bởi tính cạnh tranh khốc liệt của nó đặc biệt trong lĩnh vực tổ chức tour du lịch (lữ hành). Với trên 1.383 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng nghìn doanh nghiệp du lịch Nội địa, hàng năm lại tăng thêm khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch … tất cả những thống kê ấy đã cho thấy sự cạnh tranh gay gắt của thị trường du lịch. Sự cạnh tranh nó còn thể hiện quả sản phẩm du lịch, giá bán và phương pháp truyền thông của các công ty. Chúng ta dễ dàng tìm ra các sản phẩm tương đồng với các giá bán vô cùng cạnh tranh. Sự cạnh tranh ấy đã làm cho nhiều công ty gặp nhiều khó khăn, không ít các công ty đã chết dần chết mòn vì phải lao vào vòng xoáy cạnh tranh về giá, giành thị phần để rồi dẫn tới tình trạng không thể xấu hơn là phá sản hay giải thể. Tất cả những điều đó nói nên chiến lược kinh doanh và chiến lược thương hiệu hay Marketing của nhiều công ty du lịch còn rất nhiều yếu kém và hạn chế.
Sau đây chúng ta sẽ phân tích thị phần của một vài công ty trong việc tổ chức tour du lịch cho khách du lịch, đây là các công ty du lịch được cho là hàng đầu tại Việt Nam có sự nhận biết thương hiệu cao luôn dẫn đầu về doanh thu và số lượng khách phục vụ.

 Thị phần Saigontourist
  • Saigontourist là một trong các thương hiệu du lịch nổi tiếng nhất tại Việt Nam, nó được nhận biết rộng rãi bởi việc phát triển một quy mô rộng khắp cả nước, ngoài lĩnh vực lữ hành nó còn kinh doanh trong các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và khu du lịch. Thương hiệu Saigontourist được nhận biết qua việc hình thành một hệ thống các công ty thành viên và liên kết (mặc dù nhiều công ty liên kết có tỷ lệ vốn đầu tư của Saigontourist rất thấp).
  • Do là một thương hiệu dẫn đầu tại Việt Nam, tình hình kinh doanh lữ hành của Saigontourist luôn ổn định với doanh thu và lượt khách thuộc luôn thuộc top

Năm 2013
Năm 2013
Thực hiện
Thực hiện
Thị trường
Tỷ lệ
Lượt khách
480.000 lượt
640.491
46,370,000
1.38%
Doanh Thu
2.700 tỷ
3.140 tỷ
230.000 tỷ
1.50%
  • Doanh thu của Cty Lữ hành Saigontourist đến chủ yếu từ khách trong nước bao gồm khách đi du lịch trong nước và khách đi du lịch nước ngoài với thế mạnh nổi trội là tổ chức các tour đoàn, phân khúc khách quốc tế của Lữ hành Saigontourist chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Theo tôi thương hiệu Saigontourist chỉ dừng ở mức thương hiệu quốc gia chứ chưa phải là một thương hiệu Quốc tế, có lẽ đây là một điểm hạn chế của Saigontourist.
  • Có thể nói rằng Lữ hành Saigontourist là một trong số ít ỏi các công ty nhà nước làm ăn hiệu quả, tuy nhiên tôi cảm nhận rằng chính sự ổn định về lợi nhuận và doanh thu của Saigontourist sẽ dễ gây nên tình trạng "ngủ trên chiến thắng", nếu họ không kết nối mạnh mẽ thương hiệu đến với nhân viên, chăm lo đời sống cán bộ, thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới để hình thành nên một văn hóa công ty, văn hóa thương hiệu tốt thì sớm muốn họ sẽ bị các đối thủ vượt mặt nhất là khi các yếu tố hỗ trợ cho một công ty nhà nước không còn.
Thị phần Vietravel
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Saigontourist không ai khác chính là Vietravel, do không có những lợi thế như Saigontourist, Vietravel đã chọn cho mình một chiến lược cạnh tranh khá tốt, họ tập trung nguồn lực cho phân khúc khách lẻ trong nước đi tour nước ngoài để từ đó tạo một trải nghiệm thương hiệu tốt hơn Saigontourist bởi thương hiệu nhắm đến khách hàng cá nhân, sự trải nghiệm đó được hình thành qua các dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, chính sự trải nghiệm ấy đã mang về doanh thu và lợi nhuận rất lớn từ phân khúc này. Và để tăng thị phần khách đoàn, Vietravel đã áp dụng chiến lược chi phí thấp, đây là mảng kinh doanh không đóng góp nhiều lợi nhuận như thị trường khách lẻ đi nước ngoài nhưng giúp thương hiệu được củng cố và buộc các đối thủ phải cạnh tranh nhau về giá.
Năm 2013
Năm 2014
Thực hiện
Thực hiện
Thị trường
Tỷ lệ
Lượt khách
396.911 lượt
443.480
46,370,000
0.96%
Doanh Thu
3.045 tỷ
3.459 tỷ
230.000 tỷ
1.5%
Thị phần Vietravel
Mặc dù lượt khách phục vụ của Vietravel thấp hơn so với Saigontourist nhưng ta thấy doanh thu của Vietravel lại cao hơn Saigontourist bởi doanh thu từ các tour du lịch nước ngoài luôn cao hơn rất nhiều so với các tour du lịch trong nước, điều đó đã chứng mình cho việc Vietravel đã tập trung vào phát triển phân khúc khách trong nước đi du lịch nước ngoài.

Về việc xây dựng thương hiệu, Vietravel đã chú trọng xây dựng thương hiệu qua các hoạt động quan hệ công chúng kết hợp với kênh truyền thông hiện đại như các kênh truyền thông online. Chính điều này đã góp phần xây dựng một hình ảnh tốt trong tâm trí người tiêu dùng. Nhưng Vietravel vẫn còn hạn chế trong công tác Branding, sự hạn chế được thể hiện rõ ràng bởi cái tên “Vietravel”, bởi cái tên có thể dễ đọc và dễ nghe đối với người Việt nhưng thực sự khó đọc với người nước ngoài. Điều đó thể hiện rõ nét thông qua cơ cấu nguồn khách của Vietravel sau đây:

Cơ cấu doanh thu của Vietravel

Thị phần Fiditour
Fiditour là một trong số ít ỏi các công ty du lịch có niêm yết trên sàn chứng khoán (HNX), công ty bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội từ 12/09/2011. Tuy nhiên, giá trị thị trường của công ty cũng như thương hiệu đang cho thấy có dấu hiệu chững lại. Việc đó thể hiện qua thị phần và doanh thu ngày càng giảm sút.
Năm 2013
Năm 2014
Thực hiện
Thực hiện
Thị trường
Tỷ lệ
Lượt khách
130.000
100.000
46,370,000
0.22%
Doanh Thu
655 tỷ
536 tỷ
230.000 tỷ
0.23%

Theo bản báo cáo bạch của Fiditour, tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm cũng chưa thấy xuất hiện dấu hiệu khả quan. Sự suy giảm đó đang cho thấy chiến lược kinh doanh, chiến lược Marketing hay việc xây dựng giá trị thương hiệu của Fiditour đang thể hiện nhiều vấn đề bất cập. Khác với Vietravel, ở Fiditour tôi chưa thấy có một chiến lược khác biệt hay sáng tạo thể hiện cụ thể ở điểm nào, điều đó cho thấy Fiditour cũng đang lao vào vòng xoáy cạnh tranh của đa số công ty du lịch hiện nay dẫn đến giá bán giảm, thị phần mất dần.

Cơ cấu doanh thu Fiditour

Khác với Saigontourist và Vietravel, cơ cấu doanh thu của Fiditour có sự góp mặt của doanh thu giá vé máy bay rất lớn điều đó càng cho thấy sự thất thế hơn rất nhiều so với 2 đối thủ trên khi cả hai đều có doanh thu và lợi nhuận đến từ khách lữ hành. Trong khi dòng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh thường thấp hoặc bị âm nhưng công ty lại chia cổ tức hàng năm rất cao, điều đó cho thấy lợi nhuận giữ lại cho quỹ đầu tư hầu như không có, nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì FIDITOUR rất khó thoát khỏi tình trạng trì trệ hiện nay.
Theo tôi, FIDITOUR có nhiều tiềm năng để phát triển tuy nhiên họ cần có chiến lược kinh doanh rõ ràng, tập trung xây dựng giá trị thương hiệu, cơ cấu lại danh mục kinh doanh để loại bỏ các điểm kinh doanh yếu kém và đẩy mạnh các đơn vị tiềm năng và quan trọng hơn là cần tích lũy quỹ đầu tư, xây dựng văn hóa thương hiệu, nâng cao mức sống nhân viên để thu hút và giữ chân nhân tài.

Thị phần Buffalo Tour
Nói đến sự khác biệt trong kinh doanh lữ hành du lịch chúng ta không thể không nhắc đến Buffalo, Buffalo đã chọn cho mình con đường kinh doanh riêng với việc tập trung vào khách Inbound, xây dựng các sản phẩm tour đặc thù cho phân khúc này như sản phẩm tour mạo hiểm.
Có thể nói rằng họ đang dẫn đầu thị phần tại phân khúc này, hàng năm họ đón hơn 60.000 khách Quốc tế vào Việt Nam với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng.

So sánh
Để thấy rõ được thị phần của các công ty du lịch trên, tôi sẽ lấy tổng lượt khách phục vụ trừ cho khoảng 35 triệu lượt khách lưu trú và đến các khu du lịch đơn thuần không qua các công ty lữ hành.


Thị phần các công ty du lịch hàng đầu Việt Nam
Qua biểu đồ trên ta thấy rằng thị trường du lịch tiềm năng nhưng cũng vô cùng cạnh tranh khốc liệt, do đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh riêng của mình, tập trung vào những lợi thế và đầu tư cho giá trị thương hiệu. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp theo sau nên tập trung vào một số phân khúc mà mình có lợi thế nhất, luôn đề cao sự sáng tạo và đầu tư cho thương hiệu một cách bài bản, hình thành một trải nghiệm thương hiệu tốt cùng một nền văn hóa thương hiệu mạnh mẽ và tích cực, văn hóa thương hiệu cần luôn kết nối với văn hóa doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh hợp lý.

Tuyên bố trách nhiệmcác số liệu được tổng hợp từ tổng cục du lịch, các bài báo và dự báo cá nhân...các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Phatmarcom sẽ không chịu trách nhiệm trước những thiệt hại hay vấn đề liên quan khi sử dụng các thông tin trên.