Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Ứng dụng 7 nguyên tắc tư duy đột phá trong kinh doanh

Cho đến tới thời điểm này, tôi đã từng nghe rất nhiều về các kiến thức về: Marketing, tài chính, chiến lược kinh doanh … Nhưng chưa một buổi học nào khiến tôi phải suy nghĩ và ấn tượng như buổi học “Tư duy đột phá” do chuyên gia Lê Thẩm Dương trình bày. Có lẽ đó là một trong những buổi học khai tâm trí trong cuộc đời của tôi. Sau buổi học ấy tôi đã dành nguyên một buổi chiều để suy ngẫm về cuộc đời và vấn đề kinh doanh của công ty Forly Brand.


Là một thanh niên khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, tôi đã chọn dịch vụ tư vấn, thiết kế và in ấn các ấn phẩm truyền thông, Marketing và nhận dạng thương hiệu. Ngoài ra tôi cũng nhận các dịch vụ làm Marketing trọngói, tổ chức các sự kiện như: ra mắt giới thiệu sản phẩm mới, tổ chức hội nghị khách hàng, lễ kỷ niệm công ty hay tổ chức Sampling. Trong quá trình kinh doanh ấy, tôi cũng đảm nhận vai trò cung cấp áo thun đồng phục cho các khách hàng của mình. Nhận thấy cơ hội lớn của ngành kinh doanh áo thun nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ đặc biệt là sự kiện tham gia thành công TPP, tôi đã bắt đầu nghiên cứu và đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này. Tuy nhiên, do đang trong quá trình hoàn thiện mô hình kinh doanh và sản phẩm, công ty đã liên tiếp xảy ra các sự cố trong các đơn hàng áo thun đồng phục, các lỗi xảy ra chủ yếu về chất lượng áo, công tác giao vận hay việc hậu mãi. Điều đáng nói ở đây, tôi nhìn nhận sự việc và giải quyết theo cách thông thường và đơn giản nhất là lỗi chỗ nào sửa chỗ ấy, nhưng khi sự việc này chưa giải quyết xong triệt để thì việc khác lại xảy ra, đến lúc này tôi nhận ra rằng sớm muộn gì mình cũng sẽ thất bại nếu theo cách tư duy ấy.
Thế là tôi lao vào tìm hiểu những quy trình, công nghệ may mặc, in ấn … qua bạn bè, người thân và những người đi trước trong nghề áo  thun nhưng dường như tôi vẫn cảm thấy thiếu một thứ gì bởi tôi không thế tìm ra một giải pháp phù hợp cho vấn đề của mình. Tôi càng suy nghĩ tôi càng thấy bối rối và trở nên chán nản thật sự cho đến khi tôi dự buổi chuyên đề “tư duy đột phá”. Đến lúc này thì tôi biết rằng mình đã phạm sai lầm đến 70% trong cách thức nhìn nhận và giải quyết vấn đề trên.
Sau buổi học tối hôm đó, tôi đã dành nguyên một buổi chiều để suy ngẫm lại những kiến thức mà tôi đã tiếp nhận từ thấy Dương và bắt đầu suy ngẫm về cách giải quyết của mình. Tôi đã ứng dụng 5 trong 7 nguyên tắc “tư duy đột phá” để bắt đầu tìm ra một giải pháp phù hợp chứ chưa mong là một giải pháp đột phá. Tôi cảm thấy mình khai thông nhiều thứ trong suy nghĩ của mình và giờ đây tôi muốn được chia sẻ cùng mọi người những nguyên tắc vàng này. Tôi cho rằng những ai muốn làm chủ cuộc đời mình hãy nắm vững 7 kỹ năng “tư duy đột phá” này, nó là bước đệm mà bạn phải bước qua để đạt thành công.

1. Nguyên tắc 1: Sự khác nhau độc đáo
Đúng như những gì thầy Dương nói, những vấn đề bên ngoài tưởng chừng rất giống nhau nhưng thực ra chúng ta không thể áp dụng một biện pháp giống nhau để giải quyết. Đối với ngành kinh doanh thời trang, tôi chắc rằng có rất nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân đều gặp phải những vấn đề mà tôi đang gặp phải như: khách hàng không hài lòng về chất lượng vải, áo bị lem màu, chính sách hoa hồng người giới thiệu, hàng hóa bị lỗi khi giao hàng, hậu mãi kém .v.v. Tôi đã tiếp nhận rất nhiều tư vấn từ dân trong nghề may nhưng nếu đem nguyên si cách của họ vào áp dụng trong trường hợp của công ty tôi là hoàn toàn không phù hợp, bởi công ty của tôi đang trong giai đoạn đầu khởi nghiệp và nghiên cứu sản phẩm và nguồn lực thì đang thiếu thốn mọi thứ. Các công đoạn để cho ra một sản phẩm hầu như tôi đều phải thuê ngoài đến 90%, công ty chúng tôi chủ yếu tập trung vào Marketing,  Thương hiệu, bán hàng và hậu mãi. Trong khi đó, giải pháp của họ đưa ra khi đã tạo ra một quy trình khép kín về sản xuất, nguồn lực về tài chính, con người, vật chất mạnh mẽ.
Nếu chúng ta áp dụng một giải pháp đã có trước đây (giải quyết theo kinh nghiệm) thì dù kết quả như thế nào thì chắc chắn một điều là không có giải pháp đột phá bởi bạn đã dừng suy nghĩ.

2. Nguyên tắc 2: Mở rộng mục đích (nâng tầm)
Theo tôi đây là nguyên tắc bắt buộc bạn phải thực hiện khi áp dụng bất cứ trường hợp nào, tôi còn gọi một cái tên khác là mở rộng tầng mục đích. Với mỗi tầng mục đích lớn hơn sẽ giúp bạn có nhiều giải pháp hơn và tạo ra một hệ thống giải pháp với cùng mục tiêu.
Áp dụng trong trường hợp của công ty tôi (Forly Brand) tôi có các tầng mục đích cho việc giải quyết những khiếu nại của khách hàng như sau:
Tầng 1: Xử lý chất lượng áo thun
(các giải pháp có thể: đổi nhà may, chọn loại vải tốt nhất…)
Tầng 2: tạo ra quy trình sản xuất tốt
( lúc này giải pháp không chỉ dừng lại ở các giải pháp trên mà tôi phải nghĩ ra thêm các giải pháp quản lý chất lượng toàn diện ở khâu sản xuất)
Tầng 3: tạo dựng một thương hiệu uy tín và cao cấp
(nếu chọn mục đích này tôi phải đề ra các biện pháp về nghiên cứu Marketing, Thương hiệu, bán hàng, phân phối, sản xuất, chính sách giá, hậu mãi …)
Tầng 4: tạo thu nhập lớn trong tương lại
(nếu tôi chọn mục đích này tôi sẽ cần suy nghĩ thêm liệu ngành này có phù hợp, tôi có thể chọn giải pháp cắt bỏ ngành này và tập trung vào dịch vụ tư vấn thương hiệu và Marketing)
Qua ví dụ trên, các bạn có thể thấy nếu bạn nâng tầm mục đích của việc giải quyết vấn đề, bạn sẽ có nhiều giải pháp hơn và nó là tiền đề để bạn tìm ra giải pháp đột phá. Nếu bạn không mở rộng mục đích của mình, thì các giải pháp bạn đưa ra sẽ chỉ giải quyết được những thứ trước mặt bạn.

3. Nguyên tắc 3: Luôn tìm giải pháp tối ưu (giải pháp nối tiếp giải pháp)
Giải pháp này thì tôi chưa áp dụng nhiều lắm, nhưng tôi cho rằng để tìm ra giải pháp mang tính đột phá bạn cần tìm thêm nhiều giải pháp nữa, để xem nó có tốt hơn với cái bạn đã nghĩ ra chưa? Và tôi tin rằng chắc chắn sẽ có.

4. Nguyên tắc 4: Giải pháp có tính hệ thống (giải quyết theo hàm chứ không theo biến)
Nếu tôi mở rộng tầng mục đích của mình ở tầng “xây dựng và phát triển thương hiệu áo thun uy tín” thì rõ ràng các vấn đề mà tôi đang gặp phải nó là tổng hợp của nhiều biến: loại khách hàng, định vị, sản phẩm, giá, bán hàng, hậu mãi, vận chuyển chứ không chỉ là ở khâu chất lượng sản phẩm. Rõ ràng tôi không còn cách nào khác phải hoàn thiện ở tất cả khâu trên và thông báo cho khách hàng biết rõ về sản phẩm, giá bán, khuyến mãi qua các kênh truyền thông, tài liệu bán hàng như Catalogue, hợp đồng và tư vấn.

5. Nguyên tắc 5: Lôi kéo người tham gia
Nguyên tắc này theo tôi thì mọi người đã từng áp dụng nó, đối với một vần đề cần giải quyết nếu có sự góp ý của nhiều người, chúng ta sẽ dễ dàng tìm ra điều mình muốn hơn. Trong trường hợp của tôi, tôi đã tham khảo và xin ý kiến của các chuyên gia, nhà may, nhà in và thậm chí là khách hàng… đó là những đóng góp vô cùng có giá trị đối với tôi.

6. Nguyên tắc 6: Thu thập thông tin giới hạn
Nguyên tắc này nói rằng ngay từ đầu bạn nên đặt giới hạn cho những điều bạn biết về vấn đề. Khi tiếp cận một vấn đề, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách không thu thập thông tin tràn lan và cũng không nên xét lại các nghiên cứu đã thực hiện.
Đây là nguyên tắc mà tôi cảm thấy có ý nghĩa, trước đây để tìm ra vấn đề và tìm cách giải quyết tôi đã tham khảo nhiều thông tin ở những diễn đàn may mặc, xem lại các video clip về các quy trình sản xuất, tham khảo các loại sách về thiết kế trang phục, in ấn áo thun … xem lại cách giải quyết vấn đề của những người đi trước, nhưng tôi có cảm giác thông tin đó chưa đủ và tôi đã phải mất khá nhiều thời gian cho vấn đề này mà vẫn chưa quyết định được một phương pháp tốt.

7.  Nguyên tắc 7: Cải tiến liên tục
Đây là nguyên tắc mà tôi chưa áp dụng được bởi tôi đang trong giai đoạn đầu của việc hoàn thiện sản phẩm. Nhưng các bạn có thể thấy rõ điều này qua bài học của Nokia, một thời họ là thương hiệu điện thoại di động hàng đầu thế giới với thị phần hơn một nữa nhưng bây giờ đã phải chịu số phận của một thương hiệu sắp lụi tàn cũng bởi vì chậm cải tiến và thay đổi.

Ngoài mục đích chia sẻ với các Anh Chị việc ứng dụng 7 nguyên tắc “Tư duy sáng tạo”, tôi đang vận dụng nguyên tắc số 5 “lôi kéo người tham gia” thông qua bài viết này với mục đích tìm được những ý kiến đóng góp chân thành cho mục đích của công ty tôi (Forly Brand) “xây dựng một thương hiệu áo thun cao cấp, uy tín và đầy cảm xúc yêu thương”. Liệu tôi sẽ phải có những biện pháp gì để đạt mục đích trên và để giúp tôi xử lý các khiếu nại của khách hàng mà vẫn đảm bảo thu nhập công ty. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay của cty đang yếu rất nhiều thứ từ tài chính, nhân lực, sản xuất … Đến lúc này tôi đang đơn độc trong cuộc hành trình của mình, tôi khao khát và hy vọng tìm được một “đồng chí” để cùng tôi kiến tạo và đột phá.

Phatmarcom

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Tâm Trạng Người Khởi Nghiệp

Đã từ lâu hai chữ “khởi nghiệp” đã le lói rồi xuất hiện thường xuyên trong tâm trí tôi. Từ lúc nhỏ tôi đã có nhiều ước mơ, tôi ước mơ mình sẽ trở thành một người doanh nhân thành đạt có đóng góp một giá trị nào đó cho cộng đồng và xã hội, tôi muốn được tham gia phát triển địa phương của mình, muốn giúp đỡ cho gia đình mình và những nhà nông khốn khó thời đó. Lúc đó, tôi đã hình thành nhiều ý tưởng kinh doanh mới lạ: nào là dự án về Công nghệ thông tin thông minh, nào là dự án về thương mại điện tử .v.v. Nhưng do kiến thức và trải nghiệm về kinh doanh còn non nớt, tôi cảm thấy mọi thứ đó quá mơ hồ và dĩ nhiên là tôi không đủ tự tin để khởi nghiệp.

Một quyết định đôi khi không đến từ một ý chí mà là một hoàn cảnh
Cũng như bao sinh viên khác, sau khi ra trường, tôi cố gắng kiếm cho mình một công việc ưng ý. Nhưng sau một năm làm việc với vị trí chuyên viên IT về Quản trị mạng, tôi cảm thấy công việc này đã không còn phù hợp với mong ước của mình nữa. Tôi muốn thay đổi và tìm ra sức mạnh của mình thông qua lĩnh vực kinh doanh. Thế là tôi đã bắt đầu tìm đọc các cuốn sách về kinh doanh, Marketing, thương hiệu, lãnh đạo .v.v. và ngay tức khắc tôi bắt đầu hứng thú về các kiến thức trên và tôi đã quyết định học thêm một Văn bằng thứ 2 về quản trị kinh doanh của trường Đại học Kinh tế TPHCM. Và cũng để củng cố chuyên môn và trải nghiệm tôi đã xin chuyển vị trí công việc, chuyển công ty qua các lĩnh vực sale, tiếp thị trực tuyến, marketing và thương hiệu.

Sau khoảng 5 năm vừa học vừa áp dụng thực tế, kiến thức và trải nghiệm Marketing/Branding của tôi đã được nâng lên một tầm cao mới. Tôi có một quan điểm làm Marketing và Branding rất rõ ràng: Marketing và Branding là 2 quá trình có tính tương hỗ và quan hệ mật thiết với nhau, nó bao gồm cả một hệ thống chiến lược, chiến thuật và các hành động cụ thể, nó được triển khai một cách hài hòa vừa nghệ thuật vừa khoa học để đạt một mục tiêu nào đó. Chiến lược Marketing và Branding sẽ hoạch định và ảnh hưởng sâu sắc đến các chiến lược kinh doanh khác như: chiến lược nhân sự, chiến lược tài chính, chiến lược sản xuất và chiến lược công nghệ. Việc xây dựng một thương hiệu mạnh không thể thiếu được những nguyên lý trên.
Nhưng đáng tiếc rằng có một thực tế lại rất phũ phàng đối với chuyên viên Marketing và Thương hiệu, các doanh nghiệp Việt hiện nay mà tôi đã từng làm việc và tiếp xúc họ có một quan điểm về Marketing và Branding rất “hẹp”, quan điểm của họ chỉ giới hạn ở một khía cạnh và phạm vi của truyền thông, quảng cáo, PR … cao hơn nữa họ cũng quan trọng chiến lược 4P (sản phẩm, giá cả, phân phối, quảng bá) trong đó nhấn mạnh vai trò phân phối và bán hàng. Họ xem Branding chỉ dừng lại ở việc xây dựng hình ảnh nhận diện bên ngoài như việc: thiết kế logo, phối màu sắc và font chữ trên các ấn phẩm truyền thông/văn phòng phẩm, họ cho đó là công việc của người thiết kế đồ họa hay cao hơn là công việc của người làm công tác truyền thông. Họ đã quên mất một điều quan trọng, thương hiệu chỉ có được khi nó thể hiện được cái bên trong của nó như chất lượng sản phẩm/dịch vụ hoặc việc hình thành cảm xúc qua quá trình dùng thử sản phẩm/dịch vụ, giao tiếp khách hàng hay văn hóa công ty…

Đây cũng chính là lý do “sâu thẳm” mà tôi thường xuyên phải nhảy việc, tôi mong muốn làm việc với một lãnh đạo, một môi trường mà nơi đó thương hiệu được xem là văn hóa công ty, Marketing được xem là một triết lý sống và hoạt động của toàn công ty. Và đương nhiên với mong muốn như thế thì việc tôi cảm thấy thất vọng với công ty là lẽ đương nhiên.
Và đây cũng chính là nguyên nhân thất bại khi tôi ứng tuyển các vị trí Giám đốc Marketing/Thương hiệu của một số công ty lớn. Đa số các vị trí này đều mong muốn ứng viên phải có giải pháp để bán ngay được hàng hóa, họ chú trọng các giải pháp về kênh phân phối, bán hàng và quảng cáo. Dĩ nhiên là họ biết cũng cần có phân tích thị trường, chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm và các chiến lược 4P hay 7P gì đó. Trong khi đó, tôi lại đưa ra các giải pháp về  chú trọng việc xây dựng thương hiệu ngay từ đầu đồng thời kết hợp với các chương trình Marketing để tích lũy tài sản thương hiệu, tùy vào giai đoạn phát triển của sản phẩm mới đưa ra các chương trình Marketing phù hợp chứ không chỉ đơn thuần là tập trung phân phối và bán hàng. Và họ cho rằng tôi không thực tế, họ chỉ cần doanh thu và lợi nhuận. Họ cho rằng Thương hiệu tự động có khi có doanh thu. Nhưng họ đâu biết rằng, cho dù họ làm tốt ở khâu sản xuất, phân phối và bán hàng thì lợi nhuận chỉ tồn tại trong ngắn hạn, tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm dần khi sản phẩm của anh không còn giá trị khác biệt so với các đối thủ khác bởi lợi thế ấy sẽ dần dần mất đi vì sự khác biệt của anh chỉ dựa vào đặc tính kỹ thuật và sẽ nhanh chóng bị đối thủ khác sao chép trong tương lai.

Chính những điều ấy đã thôi thúc ý chí khởi nghiệp của tôi, sứ mệnh của tôi cần giúp cho các doanh nhân Việt thấu hiểu để hành động có được hai chữ “thương hiệu”. Tôi mong muốn giúp họ xây dựng một thương hiệu mạnh để người Việt chúng ta có thể tự tin vào cuộc chơi hội nhập Kinh tế Thế giới. Và đặc biệt hơn, tôi mong muốn được hỗ trợ các sản phẩm nông sản của nông dân trở thành các “thương hiệu nông sản” Việt, để người nông dân không còn chịu cảnh “được mùa mất giá”.
Nhưng ý chí ấy đã gặp phải một rào cản vô cùng lớn, Với một công việc với mức lương ổn định tôi có thể giải quyết được các chi phí cơ bản của gia đình như: tiền thuê nhà, trả nợ ngân hàng, học phí con cái, việc ăn ở học hành các em .v.v. Bảng chi phí hàng tháng dường như đã ám ảnh tôi rất lớn, tôi đã phải lập bảng kê hàng ngày hàng tháng để chi tiêu hợp lý mong sao có thể dư ra đôi chút nhưng cuối tháng đều bội chi. Cũng chính vì lý do này mà tôi chưa dám từ bỏ công việc hiện tại để theo đuổi ước mơ của mình, tôi vẫn cố gắng trong công việc, đưa ra nhiều sáng kiến cho lãnh đạo, cấp quản lý và tôi hi vọng rằng họ sẽ trọng dụng tôi trong một tương lai không xa. Nhưng tất cả chỉ là nỗi thất vọng và đầy vị trát đắng, lãnh đạo và cấp quản lý của tôi không xem trọng vị trí công việc mà tôi đang đảm nhiệm, điều đó cũng xuất phát từ quan điểm Marketing và Branding của họ, vị trí chuyên viên Marketing nhiều khi không được xem trọng bằng một nhân viên Sale, điều đó thể hiện qua cách họ phân công nhiệm vụ và đề bạt cấp quản lý.
Rào cản ấy trở nên lớn dần khi gia đình, bạn bè và nhiều người có kinh nghiệm khuyên tôi không nên bỏ công việc để làm việc không biết chắc kết quả. Tâm tạng tôi nhiều lúc rơi vào bối rối, sự ức chế hình thành một cách vô thức đến khi nó bùng phát khi bị cấp trên xoi mói về các chi tiết không đáng có, cảm giác trở thành người thừa cứ một lúc một rõ nét. Nhiều lúc tôi bị stress thật sự khi công việc đã dần dần mất đi ý nghĩa của nó. Tôi càng nghĩ càng rối và càng lo sợ hơn khi nghĩ tới bảng chi tiêu hàng tháng của gia đình.
Và tới một ngày, tôi không muốn nghĩ đến những điều đó nữa, tôi muốn để tâm hồn và thể xác được tĩnh lặng và yên bình, tôi muốn thả lỏng tất cả. Và ngay lúc ấy tôi chợt nghe thấy tiếng gọi từ trong sâu thẳm “tiếng gọi cho tôi biết hãy làm những điều tôi muốn, hãy hành động ngay và sợ hãi sẽ tự động tan biến”.

Và ngày 15/08/2015 tôi đã quyết định chọn làm ngày thông báo khởi nghiệp với gia đình, bạn bè với một cái tên được sáng tạo theo nguyên tắc thương hiệu đó là Forlybrand . Và tôi quyết định tự xây dựng một thương hiệu thời trang áo thun cao cấp với brandname forly, một thương hiệu với sứ mệnh "gắn kết yêu thương" nhằm gắn kết những con người trong một gia đình, xa hơn là cộng đồng và xã hội nhằm tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn. Và đây là con đường duy nhất tôi sẽ đi trong thời gian tới. Sự sợ hãi và ức chế đã không còn nữa khi tôi chính thức nộp đơn và bàn giao công việc cho công ty. Và giờ đây tôi đã tìm được niềm vui trong công việc khởi nghiệp. Tôi vui vì đã tìm được những người cộng sự có tâm và đầy tài năng. Tôi hy vọng rằng sẽ sớm mang lại niềm vui đó cho mọi người và những người tôi yêu thương. Và tôi sẽ không làm việc cho bất cứ ai cho đến khi họ hiểu và mong muốn hành động để có được hai chữ “thương hiệu”.
Tôi tin rằng nhưng ai đã từng khởi nghiệp chắc chắn sẽ trải qua cảm giác này.


Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

PHATMARCOM KHỞI NGHIỆP VỚI FORLYBRAND



Vượt qua khó khăn

Thông báo khởi nghiệp chính thức
Sau một thời gian đắn đo và suy nghĩ, Phatmarcom đã quyết định một vấn đề vô cùng khó khăn đó là từ bỏ công việc hiện tại với mức lương 15tr mỗi tháng để chuẩn bị cho tương lai khởi nghiệp của mình. Tôi mong muốn cống hiến và tạo ra các giá trị cao đẹp cho cộng đồng chứ không phải làm các việc lập đi lập lại có giá trị thấp rồi ngồi lãnh lương, tôi tin rằng sẽ tìm được niềm vui cho chính mình và mang niềm vui ấy cho người thân và những người kém may mắn trong xã hội.

Đứng trước vô vàn khó khăn và thách thức của quá trình Start – Up tôi mong rằng sẽ được sự ủng hộ của gia đình và bạn bè thân hữu cũng như được sự tin tưởng của và đồng hành với các đồng sự để đi đến đích cuối cùng.
Thương hiệu sẽ được xây dựng và phát triển trong tương lại là Forlybrand, đây không phải là thương hiệu dành cho tôi hay dành cho các nhà sáng lập mà chính là dành cho các Doanh nhân và Doanh nghiệp mong muốn được phát triển và tự tin trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, đồng thời thương hiệu cũng giúp cho người tiêu dùng chứng thực được sự thật giả của các hàng hóa mà mình mua.
Với sứ mệnh to lớn ấy, Forlybrand sẽ hoàn thiện mình một cách mạnh mẽ, sáng tạo với tốc độ vượt trội để tạo một lực “đẩy” và lực “nâng”  giúp thương hiệu Doanh nhân và Doanh nghiệp được cất cánh và bay xa tới đích mong muốn.
Trong thời gian đầu, Forlybrand sẽ cung cấp các gói dịch vụ thiết kế, hỗ trợ công tác truyền thông cho các công ty như: thiết kế tài liệu bán hàng (Brochure, Catalogue, Factsheet, Flyer, Profile…), thiết kế tài liệu truyền thông (Video Clip TVC, Banner, Backrop, Standee…), thiết kế Logo, viết quảng cáo… Đặc biệt Forlybrand sẽ dành nhiều ưu đãi cho các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành và các công ty bảo vệ.
Với đội ngũ chuyên gia thiết kế chuyên nghiệp cùng với chuyên gia Marketing và Thương hiệu, Forlybrand sẽ tự tin cung cấp các sản phẩm thiết kế hoàn hảo và tinh tế phù hợp với nhu cầu khách hàng của các Doanh nghiệp.
Một lần nữa, Phatmarcom xin được chúc sức khỏe cộng đồng trên Facebook, mình hy vọng sẽ được các bạn ủng hộ, góp ý để hoàn thiện sản phẩm và ý tưởng kinh doanh nhằm giúp Forlybrand cung các các giá trị hữu ích nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhưng đầy thách thức trong thời kỳ hội nhập kinh tế Thế giới.
Phatmarcom hân hạnh chào đón các bạn có cùng ý tưởng và niềm đam mê mãnh liệt của một tinh thần Doanh nhân để cùng nhau chia sẻ, xây dựng và phát triển thương hiệu Forlybrand tạo ra các giá trị tốt đẹp đáp ứng nhu cầu mong đợi của xã hội.

Các Anh chị có thể theo dõi Forlybrand qua:

Phatmarcom chân thành đón nhận các góp ý qua:




Công ty cổ phần Forlybrand
255/7 Lê Văn Thịnh, phường Cát Lái, quận 2, TP.HCM
0938.12.42.52 | forlybrand@gmail.com | forlybrand.com



Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

21 Thuật lãnh đạo

Bạn có thể là một nhân viên đầy khao khát và đang chuẩn bị hành trang để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc với bầu nhiệt huyết và quyết tâm tràn đầy, bạn cũng có thể làm một nhà lãnh đạo lão luyện đầy kinh nghiệm đang điều hành một doanh nghiệp. Dù bạn là ai thì 21 thuật lãnh đạo sau đây sẽ dẫn lối đưa đường giúp bạn tới đích.

  1. Tài năng lãnh đạo là do trui rèn chứ không phải khả năng thiên bẩm
  2. Luôn có ý thức về sứ mệnh
  3. Là một con người hành động chứ không nói suông 
  4. Rèn luyện lòng can đảm
  5. Cần có tư duy chiến lược
  6. Rèn luyện kỹ năng truyền cảm hứng và tạo động lực
  7. Luôn cam kết bản thân vì thắng lợi chung
  8. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt
  9. Học hỏi từ nghịch cảnh
  10. Xây dựng đội quân hùng mạnh và tướng tài
  11. Tập trung vào kết quả và những việc có ý nghĩa lớn
  12. Khao khát dẫn dắt
  13. Lòng tự tôn mạnh mẽ
  14. Hãy sống và nêu gương cho cấp dưới và những người xung quanh
  15. Luôn biết cách tự tạo động lực cho bản thân
  16. Phát triển thường xuyên phẩm chất lãnh đạo
  17. Tìm kiếm sự hợp tác một cách thông minh
  18. Tạo sự đồng thuận trong nhóm hay tổ chức
  19. Luôn luôn biết lắng nghe
  20. Có một phong cách sống tốt nhằm duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
  21. Luôn chính trực với mọi người 
Phatmarcom - Chuyên gia thương hiệu sưu tầm


Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Thị phần các công ty du lịch hàng đầu việt nam

Tổng quan thị trường du lịch Việt Nam
Ngành du lịch Việt Nam đang được Nhà nước và chính phủ quan tâm với tham vọng đưa ngành Du lịch trở thành nên kinh tế mũi nhọn của Quốc gia. Chúng ta không thể phủ nhận rằng tiềm năng du lịch của Việt Nam vô cùng lớn nhưng đến nay việc khai thác đưa vào kinh doanh chưa thực sự xứng tầm với tiềm năng của nó. Ngành du lịch Việt Nam đang yếu thế hơn nhiều so với các nước láng giềng như Thái Lan, Campuchia và Malaysia. Sự yếu kém ấy nó đến từ nhiều nguyên nhân: chính sách vĩ mô, luật, cơ sở hạ tầng, văn hóa quốc gia hay địa phương, nguồn lực du lịch … Vấn đề này luôn là một đề tài muôn thuở mà nhiều chuyên gia đã phân tích và lên tiếng.
Bỏ qua các yếu tố vĩ mô xa xôi ấy, chúng ta sẽ bàn luận một khía cạnh của yếu tố vi mô ngành du lịch đó là vấn đề cạnh tranh và thị phần du lịch Việt Nam hiện nay như thế nào để qua đó mỗi công ty du lịch sẽ nhìn nhận mình đang ở vị trí nào để tìm ra cho mình một hướng đi cụ thể trong một môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt của thị trường du lịch hiện nay.
Đến thời điểm này, tôi có thể khẳng định “thời ăn nên làm ra” của các công ty du lịch đã không còn dễ dàng như xưa nữa bởi tính cạnh tranh khốc liệt của nó đặc biệt trong lĩnh vực tổ chức tour du lịch (lữ hành). Với trên 1.383 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng nghìn doanh nghiệp du lịch Nội địa, hàng năm lại tăng thêm khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch … tất cả những thống kê ấy đã cho thấy sự cạnh tranh gay gắt của thị trường du lịch. Sự cạnh tranh nó còn thể hiện quả sản phẩm du lịch, giá bán và phương pháp truyền thông của các công ty. Chúng ta dễ dàng tìm ra các sản phẩm tương đồng với các giá bán vô cùng cạnh tranh. Sự cạnh tranh ấy đã làm cho nhiều công ty gặp nhiều khó khăn, không ít các công ty đã chết dần chết mòn vì phải lao vào vòng xoáy cạnh tranh về giá, giành thị phần để rồi dẫn tới tình trạng không thể xấu hơn là phá sản hay giải thể. Tất cả những điều đó nói nên chiến lược kinh doanh và chiến lược thương hiệu hay Marketing của nhiều công ty du lịch còn rất nhiều yếu kém và hạn chế.
Sau đây chúng ta sẽ phân tích thị phần của một vài công ty trong việc tổ chức tour du lịch cho khách du lịch, đây là các công ty du lịch được cho là hàng đầu tại Việt Nam có sự nhận biết thương hiệu cao luôn dẫn đầu về doanh thu và số lượng khách phục vụ.

 Thị phần Saigontourist
  • Saigontourist là một trong các thương hiệu du lịch nổi tiếng nhất tại Việt Nam, nó được nhận biết rộng rãi bởi việc phát triển một quy mô rộng khắp cả nước, ngoài lĩnh vực lữ hành nó còn kinh doanh trong các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và khu du lịch. Thương hiệu Saigontourist được nhận biết qua việc hình thành một hệ thống các công ty thành viên và liên kết (mặc dù nhiều công ty liên kết có tỷ lệ vốn đầu tư của Saigontourist rất thấp).
  • Do là một thương hiệu dẫn đầu tại Việt Nam, tình hình kinh doanh lữ hành của Saigontourist luôn ổn định với doanh thu và lượt khách thuộc luôn thuộc top

Năm 2013
Năm 2013
Thực hiện
Thực hiện
Thị trường
Tỷ lệ
Lượt khách
480.000 lượt
640.491
46,370,000
1.38%
Doanh Thu
2.700 tỷ
3.140 tỷ
230.000 tỷ
1.50%
  • Doanh thu của Cty Lữ hành Saigontourist đến chủ yếu từ khách trong nước bao gồm khách đi du lịch trong nước và khách đi du lịch nước ngoài với thế mạnh nổi trội là tổ chức các tour đoàn, phân khúc khách quốc tế của Lữ hành Saigontourist chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Theo tôi thương hiệu Saigontourist chỉ dừng ở mức thương hiệu quốc gia chứ chưa phải là một thương hiệu Quốc tế, có lẽ đây là một điểm hạn chế của Saigontourist.
  • Có thể nói rằng Lữ hành Saigontourist là một trong số ít ỏi các công ty nhà nước làm ăn hiệu quả, tuy nhiên tôi cảm nhận rằng chính sự ổn định về lợi nhuận và doanh thu của Saigontourist sẽ dễ gây nên tình trạng "ngủ trên chiến thắng", nếu họ không kết nối mạnh mẽ thương hiệu đến với nhân viên, chăm lo đời sống cán bộ, thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới để hình thành nên một văn hóa công ty, văn hóa thương hiệu tốt thì sớm muốn họ sẽ bị các đối thủ vượt mặt nhất là khi các yếu tố hỗ trợ cho một công ty nhà nước không còn.
Thị phần Vietravel
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Saigontourist không ai khác chính là Vietravel, do không có những lợi thế như Saigontourist, Vietravel đã chọn cho mình một chiến lược cạnh tranh khá tốt, họ tập trung nguồn lực cho phân khúc khách lẻ trong nước đi tour nước ngoài để từ đó tạo một trải nghiệm thương hiệu tốt hơn Saigontourist bởi thương hiệu nhắm đến khách hàng cá nhân, sự trải nghiệm đó được hình thành qua các dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, chính sự trải nghiệm ấy đã mang về doanh thu và lợi nhuận rất lớn từ phân khúc này. Và để tăng thị phần khách đoàn, Vietravel đã áp dụng chiến lược chi phí thấp, đây là mảng kinh doanh không đóng góp nhiều lợi nhuận như thị trường khách lẻ đi nước ngoài nhưng giúp thương hiệu được củng cố và buộc các đối thủ phải cạnh tranh nhau về giá.
Năm 2013
Năm 2014
Thực hiện
Thực hiện
Thị trường
Tỷ lệ
Lượt khách
396.911 lượt
443.480
46,370,000
0.96%
Doanh Thu
3.045 tỷ
3.459 tỷ
230.000 tỷ
1.5%
Thị phần Vietravel
Mặc dù lượt khách phục vụ của Vietravel thấp hơn so với Saigontourist nhưng ta thấy doanh thu của Vietravel lại cao hơn Saigontourist bởi doanh thu từ các tour du lịch nước ngoài luôn cao hơn rất nhiều so với các tour du lịch trong nước, điều đó đã chứng mình cho việc Vietravel đã tập trung vào phát triển phân khúc khách trong nước đi du lịch nước ngoài.

Về việc xây dựng thương hiệu, Vietravel đã chú trọng xây dựng thương hiệu qua các hoạt động quan hệ công chúng kết hợp với kênh truyền thông hiện đại như các kênh truyền thông online. Chính điều này đã góp phần xây dựng một hình ảnh tốt trong tâm trí người tiêu dùng. Nhưng Vietravel vẫn còn hạn chế trong công tác Branding, sự hạn chế được thể hiện rõ ràng bởi cái tên “Vietravel”, bởi cái tên có thể dễ đọc và dễ nghe đối với người Việt nhưng thực sự khó đọc với người nước ngoài. Điều đó thể hiện rõ nét thông qua cơ cấu nguồn khách của Vietravel sau đây:

Cơ cấu doanh thu của Vietravel

Thị phần Fiditour
Fiditour là một trong số ít ỏi các công ty du lịch có niêm yết trên sàn chứng khoán (HNX), công ty bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội từ 12/09/2011. Tuy nhiên, giá trị thị trường của công ty cũng như thương hiệu đang cho thấy có dấu hiệu chững lại. Việc đó thể hiện qua thị phần và doanh thu ngày càng giảm sút.
Năm 2013
Năm 2014
Thực hiện
Thực hiện
Thị trường
Tỷ lệ
Lượt khách
130.000
100.000
46,370,000
0.22%
Doanh Thu
655 tỷ
536 tỷ
230.000 tỷ
0.23%

Theo bản báo cáo bạch của Fiditour, tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm cũng chưa thấy xuất hiện dấu hiệu khả quan. Sự suy giảm đó đang cho thấy chiến lược kinh doanh, chiến lược Marketing hay việc xây dựng giá trị thương hiệu của Fiditour đang thể hiện nhiều vấn đề bất cập. Khác với Vietravel, ở Fiditour tôi chưa thấy có một chiến lược khác biệt hay sáng tạo thể hiện cụ thể ở điểm nào, điều đó cho thấy Fiditour cũng đang lao vào vòng xoáy cạnh tranh của đa số công ty du lịch hiện nay dẫn đến giá bán giảm, thị phần mất dần.

Cơ cấu doanh thu Fiditour

Khác với Saigontourist và Vietravel, cơ cấu doanh thu của Fiditour có sự góp mặt của doanh thu giá vé máy bay rất lớn điều đó càng cho thấy sự thất thế hơn rất nhiều so với 2 đối thủ trên khi cả hai đều có doanh thu và lợi nhuận đến từ khách lữ hành. Trong khi dòng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh thường thấp hoặc bị âm nhưng công ty lại chia cổ tức hàng năm rất cao, điều đó cho thấy lợi nhuận giữ lại cho quỹ đầu tư hầu như không có, nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì FIDITOUR rất khó thoát khỏi tình trạng trì trệ hiện nay.
Theo tôi, FIDITOUR có nhiều tiềm năng để phát triển tuy nhiên họ cần có chiến lược kinh doanh rõ ràng, tập trung xây dựng giá trị thương hiệu, cơ cấu lại danh mục kinh doanh để loại bỏ các điểm kinh doanh yếu kém và đẩy mạnh các đơn vị tiềm năng và quan trọng hơn là cần tích lũy quỹ đầu tư, xây dựng văn hóa thương hiệu, nâng cao mức sống nhân viên để thu hút và giữ chân nhân tài.

Thị phần Buffalo Tour
Nói đến sự khác biệt trong kinh doanh lữ hành du lịch chúng ta không thể không nhắc đến Buffalo, Buffalo đã chọn cho mình con đường kinh doanh riêng với việc tập trung vào khách Inbound, xây dựng các sản phẩm tour đặc thù cho phân khúc này như sản phẩm tour mạo hiểm.
Có thể nói rằng họ đang dẫn đầu thị phần tại phân khúc này, hàng năm họ đón hơn 60.000 khách Quốc tế vào Việt Nam với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng.

So sánh
Để thấy rõ được thị phần của các công ty du lịch trên, tôi sẽ lấy tổng lượt khách phục vụ trừ cho khoảng 35 triệu lượt khách lưu trú và đến các khu du lịch đơn thuần không qua các công ty lữ hành.


Thị phần các công ty du lịch hàng đầu Việt Nam
Qua biểu đồ trên ta thấy rằng thị trường du lịch tiềm năng nhưng cũng vô cùng cạnh tranh khốc liệt, do đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh riêng của mình, tập trung vào những lợi thế và đầu tư cho giá trị thương hiệu. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp theo sau nên tập trung vào một số phân khúc mà mình có lợi thế nhất, luôn đề cao sự sáng tạo và đầu tư cho thương hiệu một cách bài bản, hình thành một trải nghiệm thương hiệu tốt cùng một nền văn hóa thương hiệu mạnh mẽ và tích cực, văn hóa thương hiệu cần luôn kết nối với văn hóa doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh hợp lý.

Tuyên bố trách nhiệmcác số liệu được tổng hợp từ tổng cục du lịch, các bài báo và dự báo cá nhân...các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Phatmarcom sẽ không chịu trách nhiệm trước những thiệt hại hay vấn đề liên quan khi sử dụng các thông tin trên.